Van Gogh ở Paris Chân dung Père Tanguy

Năm 1886 van Gogh rời Hà Lan sẽ không bao giờ trở lại. Ông chuyển đến Paris để sống với em trai Theo, một đại lý nghệ thuật Paris. Vincent bước vào Paris như một người đàn ông nhút nhát, u sầu. Dù tính cách của ông sẽ không bao giờ thay đổi, ông đã tiến tới trạng thái "giống một chú chim hót", như một nhà phê bình đã gọi,[1] một cách đầy nghệ thuật. Mặc dù van Gogh chịu ảnh hưởng bởi các bậc thầy vĩ đại Hà Lan, đến Paris có nghĩa là ông đã được tiếp xúc với trường phái Ấn tượng, Biểu tượng, Pha màu theo phép xen kẽ, và nghệ thuật Nhật Bản (xem Chủ nghĩa Nhật Bản). Những bạn bè xung quanh của ông có thể kể đến như Camille Pissarro, Henri Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin, Émile Bernard, Paul Signac, và những người khác. Các tác phẩm của các nghệ sĩ ukiyo-e Nhật Bản HiroshigeHokusai đã ảnh hưởng rất lớn đến Van Gogh, cả về chủ đề lẫn phong cách: các màu sắc được diễn tả phẳng mà không có bóng. Trong hai năm từ 1886 đến 1888, ông đã làm việc tại Paris, Van Gogh đã khám phá nhiều thể loại khác nhau, tạo nên phong cách độc đáo của riêng mình.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chân dung Père Tanguy http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k8002580 http://www.musee-rodin.fr/welcome.htm https://books.google.com/books?id=SyX5lfrof6oC&pg=... https://books.google.com/books?id=WYcUakyueooC&pg=... https://books.google.com/books?id=X0iTdXt1XoMC&pg=... https://books.google.com/books?id=iw7R8k5GfgMC&pg=... https://books.google.com/books?id=lDr7Tbk__1kC&pg=... https://books.google.com/books?id=n0oEAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=rmZhMjac60IC&pg=... https://books.google.com/books?id=wf_PoXKhggkC&pg=...